Nếu muốn mở một nhà hàng thật thành công, hãy làm tốt khâu chuẩn bị là bạn đã đặt nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của mình. Những nguồn lực dưới đây là nhân tố quan trọng không thể thiếu khi bạn xác định phương hướng cho nhà hàng của mình.
Chuẩn bị mở một nhà hàng bạn sẽ phải đau đầu với rất nhiều mảng công việc cần chuẩn bị. Lúc đầu nghĩ đến bạn có thể cảm thấy vui vẻ và hứng khởi nhưng khi bắt tay vào làm bạn sẽ thấy nó không hề đơn giản. Điều cốt lõi chính là bạn phải hiểu rõ tất cả các bộ máy vận hành có liên quan đến nhà hàng. Đó sẽ là từ thực đơn menu, khẩu vị món ăn, sắp xếp chỗ đậu x ô tô, đến những giấy tờ thu chi, sổ sách kế toàn hay PR nấu ăn… Tất tần tật, một chủ sở hữu như bạn phải nắm được tất cả.
Lên ý tưởng cho nhà hàng
Ý tưởng cho concept nhà hàng cần cân nhắc rất nhiều điều. Thông thường, người chủ thường muốn nhà hàng của họ phục vụ món ăn học thích ăn, hoặc thích nấu. Ý tưởng của nhà hàng sẽ xuyên suốt tất cả các công việc khác. Từ thực đơn món ăn, cách trang trí, cách bày biện, đồng phục, màu sắc, khẩu hiệu và vô số các thứ kéo theo khác.
Lựa chọn vị trí cho nhà hàng
Yếu tố địa điểm quyết định rất lớn tới lượng khách hàng đến với nhà hàng. Tất nhiên, một nhà hàng ở ngay trung tâm phố lớn sẽ luôn tấp nập khách lui tới hơn là một nhà hàng ở ven ngoại thành, ít người qua lại. Có rất nhiều yếu tố để cân nhắc cho người chủ nhà hàng quyết định lựa chọn địa điểm. Cơ sở dân số ở vị trí đó thế nào, sở thích, thói quen của người ở đó là gì và mong muốn của họ trong tương lai ra sao. Ngoài ra, yếu tố từ các đối thủ cạnh tranh khác cũng góp phần không nhỏ đến quyết định của bạn. Nếu không trên cơ thì tốt hơn hết không nên ở gần nhau vì bạn sẽ mất tập khách của mình vào tay họ. Tôi chắc chắn điều đó với bạn!
Một vấn đề không thể thiếu cho quyết định địa điểm nhà hàng của bạn đó là nơi đó có tiện cho khách hàng của bạn hay không. Khách hàng có dễ dàng tìm được đường tới đó không, đường đến có hay bị tắc không hay thậm chí là ô tô có đánh vào được đến nhà hàng không? Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được nhu cầu của họ. Một nhà hàng ở ngay mặt đường lớn, thông thoáng, rộng rãi và thuộc các con phố trung tâm phổ biến sẽ dễ tìm biết bao.
Viết một kế hoạch kinh doanh cho nhà hàng
Dù bạn có xin vay vốn ngân hàng hay không hãy chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh thật cụ thể. Bạn có thể chỉ ra cho ngân hàng thấy kế hoạch của bạn rất chỉn chu, bạn sẽ mang về ngần ấy lợi nhuận trong thời gian rất ngắn, ngân hàng sẽ cho bạn vay ngay lập tức. Ngoài ra nếu là vốn tự chi bạn cũng nên lên kế hoạch chi tiết cho bản thân hay sau này là cả một hệ thống quản lý giám sát nhân viên của bạn để họ năm bắt được tinh thần làm việc.
Một kế hoạch kinh doanh không phải là cách vẽ ước mơ lên trang giấy mà nó là mục tiêu mà bản thân bạn cũng như nhân sự của bạn cần phải đạt được. Hãy cân nhắc thật kĩ những con số và hoàn thành mục tiêu thật tốt!
Chọn tên cho nhà hàng
Tên nhà hàng nói lên 80% phong cách của nhà hàng ấy. Ví dụ như nhà hàng Minh Mường Lợn Mường Mẹt – cái tên nhắc tới là bạn đã biết nhà hàng này sẽ phục vụ các món ăn mang đậm chất văn hóa Mường Tây Bắc và menu chủ đạo là món lợn Mường nổi tiếng. Điều quan trọng là nó phải hữu dụng, nhắc đến đặc điểm riêng của nhà hàng hay phải tạo ấn tượng đến khách hàng. Bạn có thể chọn tên gắn với địa danh hay các hình ảnh tượng trưng, lối chơi chữ đa dạng. Nhưng chú ý là hãy để nó dễ đọc và dễ nhớ. Vì không có ai muốn ngồi search cả buổi tối mà khôn ra nhà hàng mà họ lướt qua thấy trong buổi chiều nay chỉ vì cái tên nó khó nhớ.
Viết Menu cho nhà hàng
Thực đơn là phần vô cùng quan trọng của nhà hàng. Đây là yếu tố trực tiếp quyết định xem khách hàng có muốn quay trở lại hay không. Menu cơ bản cần có món chính, món phụ, món ăn kèm, rau củ quả, đồ uống và đồ tráng miệng nếu có. Việc bố trí và thiết kế menu cũng rất quan trọng, hình ảnh đánh giá trực tiếp món ăn ấy có ngon hay không ngay lần đầu khách hàng cầm quyển menu. Tránh những thiết kế menu nghiệp dư hay đè chữ, viết tay sao chụp lại. Các dòng mô tả về món ăn nên ngắn gọn súc tích để người đọc dễ hình dung ra thành phần của món ăn. Cuối cùng là để giá trên thực đơn như thế nào để khách hàng cảm thấy hài lòng và thoải mái mà vẫn giúp bạn tăng lợi nhuận, cho bạn thêm nguồn tiền để đầu tư vào nhà hàng.
Nhân viên cho nhà hàng
Nhân viên chính là bộ mặt của nhà hàng. Nhân viên cần luôn phải thân thiện và tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất có thể. Khả năng giao tiếp với khách hàng và sắp xếp công việc hợp lý luôn được đánh giá cao. Thực phẩm tốt mất đi sự hấp dẫn nếu đi kèm với một thái độ dịch vụ kém chất lượng. Hiểu nhân sự, biết cách sắp xếp họ vào những vị trí đúng chỗ hợp với tính cách và thói quen của họ. Biết được vai trò của nhân viên trong lúc làm việc hay sau đó sẽ giúp bạn chọn được các ứng cử viên tốt nhất cho công việc.
Trang bị trang thiết bị cho nhà hàng
Trang bị cho nhà hàng tốn kém một khoản tương đối lớn. Từ nhà bếp, phòng ăn, dụng cụ, trang trí… cho đến chi phí nhân sự, chi phí mặt bằng, nguyên liệu đều cần lên danh sách dự trù từ trước. Tham khảo các cửa hàng xung quanh về giá của trang thiết bị và nên cân nhắc xem nên mua đồ mới hay đồ thanh lý để tối ưu chi phí. Ngoài ra, sự hiểu biết nhu cầu so với mong muốn là rất quan trọng để tránh những cạm bẫy từ việc mua đồ nội thất và trang trí không cần thiết. Tốt hơn hết bạn hãy lên kế hoạch lập ra một quỹ ngân sách hợp lý cho việc này.
Nếu bạn muốn mở một nhà hàng. Đây là một bước tiến lớn trong cuộc đời, hãy chuẩn bị thật tốt để mọi thứ vận hành và hoạt động tốt nhất và quan trọng là mang về cho bạn doanh thu. Chúc các bạn kinh doanh thành công!
Nguồn: https://smartgoal.vn